Sau ly hôn, con cái được giao cho một bên chăm sóc nhưng người còn lại vẫn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, đồng thời người nuôi dưỡng trực tiếp không được xâm phạm quyền được thăm con của họ.
Quy định về cấp dưỡng nuôi con
Nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người được quyền trực tiếp nuôi con, đồng thời tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cùng nuôi dưỡng chăm sóc con chung, pháp luật đã đưa ra những quy định về việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Người cấp dưỡng là người không trực tiếp nuôi con được quy định tại điều 82 luật Hôn nhân và gia đình:
– Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và được quy đinh tại điều 116 luật Hôn nhân và gia đình.
– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hay người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận hoặc nhờ Tòa án giải quyết nếu như không thỏa thuận được. Trên thực tế có nhiều trường hợp người không trực tiếp nuôi con không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như theo thỏa thuận hoặc kinh tế quá khó khăn, người đó mất năng lực hành vi dân sự…
Hình thức và phương thức cấp dưỡng nuôi con do các bên tự thỏa thuận: hàng tháng, hàng quý, một năm hay một lần. Có thể cấp dưỡng bằng tiền hoặc tài sản. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quy định phương thức cấp dưỡng hàng tháng.
Nếu như bạn cần tư vấn thêm về quyền cấp dưỡng nuôi con hãy liên hệ ngay cho dịch vụ ly hôn nhanh tại Hà Nội để được tư vấn chi tiết
Quyền được thăm nom con sau ly hôn
Mặc dù không được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con nhưng được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, được tôn trọng tình cảm giữa cha mẹ và con cái mà không ai được cản trở. Như vậy người trực tiếp nuôi con cũng không được phép cản trở quyền được thăm con của người còn lại.
Tuy nhiên nếu lợi dụng quyền thăm con để gây nhũng nhiễu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người nuôi con và con thì người có trách nhiệm nuôi con được phép nhờ luật pháp can thiệp để hạn chế quyền thăm con. Một số trường hợp sau đây bị hạn chế quyền thăm con:
– Bị kết án về một trong số những tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của con với mục đích cố ý.
– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Phá tài sản của con.
– Có lối sống đồi trụy.
– Xúi giục và ép buộc con thực hiện những hành vi vi phạm đạo đức, trái pháp luật.
KẾT: Như vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con sau ly hôn, cũng như giúp con có một cuộc sống, tương lai tốt đẹp thì cả bố và mẹ sau ly hôn cần phải cùng nhau quan tâm chăm sóc yêu thương con và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
Nguồn : https://luatketnoi.vn/
Xem thêm :
Comments