Sức Khỏe

Những điều cần biết về tiêm phòng ung thư cổ tử cung

0

Ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, do virus HPV gây ra. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có hơn 5100 phụ nữ mắc căn bệnh này. Cách tốt nhất để phòng bệnh đó chính là tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Liệu bạn có nằm trong độ tuổi nên tiêm phòng HPV, lịch trình tiêm phòng ra sao, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở chi tiết bài viết.

1. Độ tuổi nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Sự lây nhiễm virus HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, và những biến chứng nguy hại cho sức khoẻ. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh hình thành và phát triển thì mọi người nên thực hiện tiêm phòng virus HPV trước khi quan hệ tình dục.

Cụ thể: Thời điểm tiêm phòng virus HPV cho phụ nữ là từ 9 – 26 tuổi, tốt nhất là nên tiêm ở độ tuổi 11 – 12 tuổi. Việc tiêm phòng cần được thực hiện sớm trước khi quan hệ tình dục để có thể ngăn ngừa các bệnh phụ khoa và đảm bảo tác dụng của thuốc để không mắc những bệnh không mong muốn.

Tiêm phòng sớm để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Khi phụ nữ quá 26 tuổi hoặc đã từng quan hệ tình dục, thì việc tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung không mang lại được kết quả như mong muốn, ảnh hưởng đến hiệu quả vaxin.

Khi đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung mà mới tiến hành tiêm phòng thì không có tác dụng. Vì vậy, khi ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi và chưa quan hệ tình dục bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng, bảo vệ sức khoẻ.

2. Lịch tiêm phòng virus HPV

Tiêm phòng virus HPV gây ra bệnh ung thư cổ tử cung được chia làm 3 liều:

  • Liều 1: Thời điểm bất kỳ khi bạn từ 9 – 26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục.
  • Liều 2: Cách liều thứ nhất 1 tháng.
  • Liều 3: Cách liều thứ nhất 6 tháng.

Bảo vệ sức khỏe sinh sản

Bảo vệ sức khoẻ sinh sản phụ nữ với lịch trình tiêm phòng HPV chuẩn. Việc tiêm phòng đúng thời gian không chỉ tăng hiệu quả của vaxin, mà còn giúp phòng ngừa virus HPV và các bệnh phụ khoa không mong muốn.

3. Những đối tượng nên hạn chế tiêm ung thư cổ tử cung

Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau thì nên hạn chế tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung:

  • Nữ giới đã từng quan hệ tình dục.
  • Đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.
  • Mắc bệnh nặng hoặc đang điều trị thuốc với đơn thuốc riêng.
  • Bị dị ứng với các thành phần của thuốc (đặc biệt là nấm men, cao su latex…)

Để bảo vệ sức khoẻ sinh sản của phụ nữ,, không lây nhiễm HPV thì việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung là điều vô cùng cần thiết.

Hãy tham khảo thêm sự tư vấn của bác sĩ trước khi tiến hành tiêm chủng để tránh được các biến chứng có khả năng xảy ra cũng như có được kết quả tốt nhất.

Viêm phổi ở trẻ em nên ăn gì và kiêng gì?

Previous article

Bỏ túi cách uống rượu không say cho nam giới

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Sức Khỏe